Chào mừng Quý Khách đến với website của chúng tôi!

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Vượt áp lực, kỳ vọng tăng cao

Lo ngại dịch Covid-19 đã kéo giá dầu trong tuần giao dịch từ 19 – 23/4 giảm nhẹ. Tuy nhiên, bức tranh kinh tế toàn cầu đã được cải thiện mạnh sau loạt dữ liệu kinh tế tích cực từ Mỹ, Trung Quốc và EU đã giúp giá xăng dầu hôm nay khép tuần giao với nhiều kỳ vọng tăng giá.
 
Giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch với xu hướng giảm nhẹ sau khi thiết lập mức đỉnh 1 tháng trước lo ngại nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu suy giảm trước diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19.
 
Người lao động Petrovietnam thực hiện bảo dưỡng chân đế giàn khoan

Vào đầu giờ sáng ngày 19/4, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2021 đứng ở mức 62,91 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 6/2021 đứng ở mức 66,47 USD/thùng.
 
Mức tăng trưởng kỷ lục 18,3% của Trung Quốc đã tạo cú hích cực lớn cho giá dầu tăng mạnh trong 2 phiên giao dịch cuối tuần trước đang yếu dần đi khi có thực tế, mức tăng trưởng này chỉ đạt 0,6% so với quý trước đó. Điều này cho thấy đà tăng trưởng của Trung Quốc đang có dấu hiệu chậm lại sau 1 năm nỗ lực phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.
 
Ngoài ra, các dữ liệu về lao động nhập cư, tỷ lệ thất nghiệp, sản xuất công nghiệp… của Trung Quốc tuy đạt mức tăng trưởng nhưng đều thấp hơn rất nhiều so với kỳ vọng và so với quý trước đó.
 
Nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc cũng được dự báo sẽ chững lại khi các kho dự trữ dầu của nước này được lấp đầy và các nhà máy lọc dầu bắt đầu việc bảo trì theo mùa.
 
Theo các dữ liệu được công bố, trong tháng 3/2021, Trung Quốc đã nhập khẩu 11,69 triệu thùng dầu thô/ngày, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2020, và cao hơn mức trung bình 11,08 triệu thùng/ngày của 2 tháng đầu năm.
 
Lượng dầu thô đầu vào tại các nhà máy lọc dầu Trung Quốc trong tháng trước cũng đạt trung bình 14,08 triệu thùng/ngày, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ nhu cầu nhiên liệu phục hồi và việc tích trữ dầu thành phẩm của Trung Quốc trước khi bước vào mùa bảo dưỡng.
 
Ngoài ra, theo nhiều chuyên gia phân tích, việc giá dầu đứng ở mức cao có thể sẽ kìm hãm nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc.
 
Bên cạnh đó, khả năng Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với hoạt động xuất khẩu dầu thô của Iran cũng tạo áp lực giảm giá không nhỏ lên mặt hàng dầu thô.
 
Tại Ấn Độ, nhu cầu dầu thô được dự báo cũng sẽ giảm mạnh khi dịch Covid-19 tái bùng phát tại nhiều khu vực buộc nước này phải tái áp dụng các biện pháp phong toả, cách ly xã hội.
 
Thông tin dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 594 ngàn thùng trong tuần kết thúc ngày 16/4, trái ngược hoàn toàn so với dự báo giảm 3 triệu thùng được đưa ra trước đó, cũng tác động tiêu cực đến đà tăng của giá dầu ngày 23/4.
 
Ngoài ra, tình hình căng thẳng giữa các nền kinh tế lớn như Mỹ - Trung, Nga – Mỹ... cũng như việc sản lượng dầu thô của OPEC+ sẽ được điều chỉnh tăng dần từ tháng 5 tới cũng tạo áp lực không nhỏ lên giá dầu thô.
 
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 22/4, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2021 đứng ở mức 61,14 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 6/2021 đứng ở mức 65,09 USD/thùng.
 
Ảnh minh hoạ
 
Tuy nhiên, khi loạt dữ liệu kinh tế tích cực từ Mỹ, Trung Quốc và EU liên tục được phát đi, tâm lý lạc quan vào triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu được cải thiện, giá dầu đã bật tăng mạnh.
 
Xuất khẩu của Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu thô hàng đầu thế giới, tăng kỷ lục trong tháng 3. Điều này đã làm gia tăng kỳ vọng hoạt động sản xuất của nền kinh tế lớn thứ 2 đang có sự phục hồi mạnh mẽ. Và điều này cũng được phản ánh vào số liệu nhập khẩu đầu thô của Trung Quốc tăng tới 21% trong tháng 3 khi các nhà máy lọc dầu của nước này đẩy mạnh hoạt động.
 
Nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu cũng được kỳ vọng được cải thiện khi Mỹ sắp bước vào mùa hè nắng nóng, nhu cầu đi lại nhiều hơn.
 
Thị trường chứng khoán toàn cầu đồng loạt đi xuống, trong khi giá vàng sụt giảm mạnh cũng thúc đẩy dòng tiền chảy mạnh vào thị trường dầu thô khi mà những kỳ vọng về triển vọng phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn đang rất lớn, bất chấp những lo ngại về dịch Covid-19.
 
Kết quả một cuộc khảo sát của Reuters với 100 chuyên gia kinh tế gần đây cho thấy, nền kinh tế số 1 thế giới được kỳ vọng sẽ đạt mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây, có thể ở mức 6,2%/năm, mức cao nhất kể từ năm 1984. Động lực chính được giới chuyên gia đặt kỳ vọng là việc Mỹ sẽ tiếp tục có những gói hỗ trợ, kích thích kinh tế trị giá hàng ngàn tỷ USD thời gian tới, bên cạnh gói hỗ trợ 1.900 tỷ USD.
 
Bộ Lao động Mỹ ngày 22/4 cho biết số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc ngày 17/4 của nước này đã giảm 39 ngàn người so với tuần trước, xuống còn 547 ngàn người. Đây là con số thấp hơn nhiều so với thời điểm đầu tháng 1/2021 nhưng vẫn cao hơn mức 250 ngàn đơn của thời điểm trước đại dịch.
 
Bức tranh kinh tế của khu vực châu Âu cũng đang được cải thiện nhất định, tạo đà tâm lý tích cực cho các nhà đầu tư. Cụ thể, Chỉ số PMI tháng 4 của khu vực châu Âu đã tăng lên 63,4 điểm; Chỉ số dịch vụ tháng 4 tăng lên 50,3; doanh số bán lẻ của Anh tháng 3 tăng tới 7,2% so với cùng kỳ 2020 và cao hơn nhiều mức dự báo 3,5%...
 
Trước đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 lên 6%, mức tăng trưởng cao nhất trong hàng chục năm qua. Theo IMF, mức tăng trưởng dự kiến có được phần lớn nhở vào các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế khổng lồ mà các nước đang triển khai nhằm ứng phó tác động tiêu cực của dịch Covid-19.
 
Giá dầu hôm nay khép tuần giao dịch với xu hướng tăng mạnh còn do thị trường dầu thô đặt kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, trong đó có dầu thô, sẽ được cải thiện mạnh thời gian tới khi chính phủ các nước đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19, trong khi đó các lệnh phong toả, giãn cách xã hội đang được áp dụng cũng sắp đến thời hạn gỡ bỏ.
 
Khép tuần giao dịch, giá dầu ngày 25/4 ghi nhận trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 6/2021 đứng ở mức 62,04 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 6/2021 đứng ở mức 66,01 USD/thùng.
 
Theo Jim Ritterbusch, Chủ tịch Ritterbusch & Associates, Galena, Bang Illinois, giá dầu củng cố sau đợt tăng 4 tháng chủ yếu dựa trên tiến triển tiêm vaccine Covid-19 ở Mỹ, dẫn đến các dự báo tích cực về lực cầu thế giới trong năm nay.
 
Tại thị trường trong nước, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 17.806 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 18.970 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 14.141 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 12.827 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 13.687 đồng/kg.
 
Hà Lê
return to top
0 Giỏ hàng của bạn
Giỏ hàng của bạn
icon-messenger
Chat ngay để nhận tư vấn
icon-zalo
Chat với chúng tôi qua Zalo
icon-call
Gọi ngay